Hướng Dẫn Tự Học Thổi
Sáo Trúc
1.Cách thổi ra tiếng:
– Cầm sáo
theo tư thế nào mà bạn cảm thấy thoải mái nhất có thể nhé, các bạn cứ nhìn các
cao thủ sáo họ cầm thế nào thì cũng bắt chiếc như vậy thôi tuy nhiên tuyệt đối
không ghì chặt ống sáo sẽ gây mỏi và không tự nhiên thoải mái.
Tư Thế Cầm Sáo |
– Đặt lỗ thổi của cây
sáo vào chính giữa khe môi của bạn sao cho TÂM của lỗ thổi trùng với TÂM giữa 2
môi của bạn.
– Lấy hơi thật sâu và cố gắng giữ hơi ở vùng bụng, mím môi trên hơi đưa ra
ngoài so với môi dưới và thổi ra thật nhẹ nhàng, đều và từ từ, hơi đi từ trên
xuống dưới vào ống sáo là đúng.
Mím môi và thổi hơi nhẹ, đều |
– Trong quá trình học thổi
cố gắng giữ đều hơi nhất có thể.
– Nhẹ nhàng dùng tay lăn nhẹ ống sáo theo hướng từ trên cuộn xuống hay từ dưới
lên (ống sáo vẫn bám với môi) cho đến khi tiếng sáo phát tròn đều rõ ràng không
bị xì hay bí hơi thì bạn giữ lại ngưỡng
vị trí đó (không xoay nữa).
– Đây chính là vị trí bạn cần nhớ để có thể thổi sáo thành tiếng. Bạn đầu bạn
cứ làm như các bước trên, bạn đừng lo lắng, đến một lúc nào đó, tự khắc bạn cầm
Sáo lên là có thể thổi thành tiếng do bàn tay và môi của bạn đã thành thục phối
hợp với nhau một cách tự nhiên rồi.
Lưu ý: Trong các bước đầu luyện tập bạn đừng quá quan trọng về hơi thở
của mình không được dài, theo thời gian thì hơi của bạn sẽ tự nhiên được kéo
dài ra. Do đó bạn chỉ cần tập trung vào việc THỔI SÁO PHÁT RA TIẾNG đều và tròn là được, việc tập thổi như thế
này chỉ trong vài ngày là bạn có thể hoàn tất bài tập rồi nhé !
Bạn có thể theo dõi
hình sau để có cái nhìn khách quan hơn về cách đặt môi trên Sáo:
Vị trí đặt ống Sáo |
2.Bài tập sáo cơ bản:
Ngày thứ 1 và 2 bạn tự học thổi Sáo
Từ lúc này bạn kiên trì tập cho quen với thao tác thổi Sáo trên. Bài tập này sẽ
trong khoảng 2 ngày nếu mỗi ngày 30 phút và 1 ngày nếu bạn tập 1 tiếng.
Bạn hãy cố gắng nhé đừng quá lo lắng khi
mình chưa thổi được, quá trình đến khi bạn thổi Sáo được cũng chỉ không quá 1
tuần.
3.Bài tập sáo nâng cao:
Ngày thứ 3 bạn tự học thổi Sáo
Đây là bài tập khó hơn so với bài tập trên do đòi hỏi bạn phải sử dụng hơi tốt
hơn (nếu đã trải qua 60 phút cho bài tập trên thì bài này bạn sẽ dễ dàng hơn do
hơi của bạn cũng đã có 1 độ khỏe nhất định ^^).
Yêu cầu, cũng như bài
tập cũ nhưng bạn thổi mạnh hơn để đạt được cao độ tiếp theo của ống sáo (Ví dụ:
Đô/Đồ/C lên Đố/C2/C’). Vậy đó, chỉ vậy thôi nhé ^^. Dần dần sẽ tập rõ ràng từng
nốt và sẽ thổi được theo bài. Khi đó chắc hẳn là bạn đã dần hiểu cây Sáo của
mình hơn rồi đó ! (bạn nhớ hãy yêu nó nhé ^^, mỗi cây Sáo đều có cái hay riêng
của nó cũng như thời điểm ta gắn bó với nó).
Trong quá trình đọc nếu bạn không hiểu vấn đề nào ? thì có thể để lại
chia sẻ, mình sẵn sàng chia sẻ sở thích cùng bạn nhé ! Mình thổi cũng không
hay, có thể nói là dở, nhưng mình được cái nhiệt tình và rất đam mê sáo trúc
@_^!.